Nhà nước thế tục
Ngày đăng: 06/07/2020
Nhà nước thế tụclà một khái niệm của chủ nghĩa thế tục, nơi quyền lực của Nhà nước là chính thức trung lập về các vấn đề tôn giáo, không hỗ trợ cũng không phản đối bất kỳ tôn giáo nào. Tuy nhiên, nhà nước thế tục không được coi là vô thần, hay bất khả tri, vì nhà nước thế tục chấp nhận niềm tin vào Thiên Chúa, Thượng đế… mặc dù nó cũng tôn trọng quyền hoài nghi tôn giáo.Một nhà nước thế tục đối xử với tất cả các công dân của mình như nhau, bất kể sự lựa chọn tôn giáo của họ, và không nên ưu tiên cho các cá nhân của một tôn giáo nhất định. Nhà nước thần quyền đối nghịch với một nhà nước thế tục, nghĩa là đó là một nhà nước có một tôn giáo chính thức duy nhất, như trường hợp của Vatican (Giáo hội Công giáo) và Iran (Cộng hòa Hồi giáo)…

Bằng những luận chứng sâu sắc và nguồn tư liệu phong phú, tiếp cận vấn đề nhà nước thế tục từ lý luận đến thực tiễn của các nước Âu, Mỹ, Đông Bắc Á và Đông Nam Á, GS.TS. Đỗ Quang Hưng, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu tôn giáo, thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương đã khái quát hóa lộ trình xây dựng, hoàn thiện luật pháp tôn giáo của Nhà nước Việt Nam trong nỗ lực hướng tới một môi trường thích hợp để các cộng đồng tôn giáo không những thực hiện tốt pháp luật với tư cách công dân mà còn qua luật pháp về tôn giáo có thể tìm thấy sự thỏa mãn đời sống tâm linh, gợi mở những suy ngẫm, đề xuất (dưới góc độ nhà chuyên môn) đối với việc xây dựng một nhà nước thế tục ở nước ta hiện nay.

Cuốn sách do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật xuất bản năm 2019. Đây là tài liệu tham khảo bổ ích, thiết thực đối với bạn đọc, nhất là các nhà nghiên cứu, nhà quản lý, hoạch định chính sách về tôn giáo. Cuốn sách có 6 phần:

  1. Về một xã hội thế tục
  2. Chủ nghĩa thế tục và nhà nước thế tục
  3. Mô hình nhà nước thế tục
  4. Nhà nước thế tục và tôn giáo
  5. Tính thế tục và nhà nước
  6. Từ chủ nghĩa thế tục đến tính thế tục mô hình nhà nước thế tục ở Việt Nam

QV