Trung Quốc tăng cường kiểm soát nội dung tôn giáo trên Internet
Ngày đăng: 18/09/2018Cục Quản lý Tôn giáo Nhà nước Trung Quốc (SARA) đã công bố một dự thảo về các quy định mới vào ngày 11/09/2019 liên quan đến các hoạt động tôn giáo trực tuyến. Theo đó, người dùng sẽ bị cấm cung cấp “thông tin tôn giáo” cho Trung Hoa đại lục thông qua Internet.
Trong thời gian một tháng, các tín đồ Kitô hữu phải trả lời chính quyền địa phương quan điểm của họ về các quy định mới được đề xuất về việc cấm chia sẻ lời cầu nguyện, đọc Kinh Thánh, rửa tội, hiệp thông, và các hình thức hoạt động tôn giáo trực tuyến khác .
Theo tờ Asia News đưa tin, Cục Quản lý Tôn giáo Nhà nước Trung Quốc (SARA) đã đưa ra dự thảo các quy định mới về hoạt động tôn giáo trực tuyến: “cấm các buổi lễ tôn giáo (trực tuyến trên Internet), bao gồm cầu nguyện, thuyết giảng, và thậm chí cả việc thắp hương”.
Biện pháp mới bao gồm 35 điều đưa ra những “hạn chế và phân tích” chuyên sâu về các hoạt động tôn giáo trong đời thường đã được đề cập vào tháng 02 năm ngoái. Nhưng phải đến tháng 09/2017, những biện pháp này mới được công bố dưới dạng dự thảo và tháng 10/2017 dưới dạng văn bản cuối cùng.
Bất cứ ai muốn mở rộng một trang web tôn giáo phải xin phép các cơ quan chức năng, trải qua quá trình đánh giá về mặt đạo đức và chính trị. Các tổ chức và trường học nhận giấy phép chỉ có thể xuất bản tài liệu giáo khoa qua mạng Internet nội bộ và truy cập thông qua danh tính, mật khẩu đã đăng ký. Quy tắc nhấn mạnh các tổ chức không thể trao đổi và phân phối văn bản, tài liệu tôn giáo cho người khác. Tuy đang ở dạng dự thảo, phải chờ ý kiến từ công chúng, nhưng hầu như dự thảo luôn là văn bản thực tế cuối cùng.
Cục Quản lý Tôn giáo Nhà nước Trung Quốc tuyên bố các biện pháp mới nhằm “điều chỉnh các hoạt động dịch vụ thông tin tôn giáo qua Internet, duy trì sự hòa hợp tôn giáo và hòa hợp xã hội”. Năm trước, họ nhận phản hồi từ phía công chúng vào ngày 09/10 thông qua trang web, qua email hoặc thư thông thường.
Các hạn chế trong đời thường trước đây cũng đã được đề xuất vào tháng 09/2017, và hoàn thành vào tháng 10/2017, trước khi được triển khai vào tháng 02/2018.
Ông Zhu Weiqun (朱偉群), Cựu Chủ tịch Ủy ban các Vấn đề Dân tộc và Tôn giáo, Cơ quan Tư vấn Cấp cao cho Quốc hội Trung Quốc chia sẻ với báo giới: "Việc quản lý thông tin tôn giáo trực tuyến không hạn chế quyền tự do tôn giáo, mà là hành động nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tôn giáo, nhân quyền và tự do tôn giáo. Một số tổ chức với danh xưng tôn giáo đã cố tình phóng đại và bóp méo tôn giáo học trực tuyến. Những tổ chức với chủ nghĩa cực đoan tôn giáo, khủng bố, ly khai và giáo phái cũng cố gắng mở rộng ảnh hưởng trực tuyến của họ”.
Shen Guiping, nhà nghiên cứu tôn giáo tại Học viện Trung ương Xã hội Chủ nghĩa (Central Institute of Socialism) ở Bắc Kinh nói với tờ Global Times của Nhà nước Trung Quốc rằng: “Các hoạt động tôn giáo nên được tổ chức tại các địa điểm tôn giáo theo quy định của Chính phủ Trung Quốc về các vấn đề tôn giáo”.
- Kích động trẻ vị thành niên tham gia hoạt động tôn giáo
- Tiếp thị mua bán hoặc phân phối tài liệu nội bộ tôn giáo
- Phá hoại mối quan hệ hòa bình giữa các tôn giáo, giữa các tín đồ tôn giáo và phi tôn giáo
- Chống đối các chính sách và quy định tôn giáo của Nhà nước
Các bài báo khác công bố về quy tắc dự thảo cấm truyền dẫn kỹ thuật số - bằng văn bản, hình ảnh, âm thanh hoặc video về lời cầu nguyện, các phép lạ, đọc Kinh Thánh, hoặc sự hiệp thông. (Lệnh cấm cũng áp dụng cho việc thắp hương và cầu nguyện của Phật giáo).
Đáng chú ý nhất, các tổ chức và cá nhân nước ngoài và không đại lục (tức Hồng Kông và Đài Loan) sẽ bị cấm cung cấp “dịch vụ thông tin tôn giáo trên Internet” cho người Trung Quốc đại lục sử dụng.
Điều này sẽ áp dụng trên một phạm vi rộng lớn của các hoạt động trực tuyến: “Thông tin liên quan đến tôn giáo, bao gồm kiến thức tôn giáo, văn hóa tôn giáo, hoặc hoạt động tôn giáo, được truyền đi dưới dạng văn bản, hình ảnh, âm thanh hoặc video, thông qua các trang web Internet, các ứng dụng, diễn đàn, blog, blog nhỏ, tài khoản công khai, nhắn tin tức thì hoặc phát trực tuyến”.
Các nhà cung cấp tài liệu trực tuyến như vậy phải được Nhà nước chấp thuận và phải tuân theo dự luật hiện hành cũng như tích cực thúc đẩy tôn giáo phù hợp với Chủ nghĩa Xã hội mang màu sắc Trung Quốc, đoàn kết dân tộc và ổn định xã hội. Giấy phép của họ sẽ có giá trị ba năm trước khi được gia hạn.
Các trang web, blog hoặc bộ kỹ thuật số khác sẽ bị cấm khi có tên Trung Quốc. Tên các tôn giáo như Thiên Chúa giáo, Kitô giáo hoặc Phật giáo chỉ có thể được sử dụng trong các nhóm tôn giáo, trang web và trường học.
Với các nhóm tôn giáo, trường học hoặc trang web có giấy phép cung cấp thông tin tôn giáo trực tuyến, các chuyên gia tôn giáo có thể thuyết giảng trên nền tảng của họ và tiến hành giáo dục tôn giáo. Tuy nhiên, họ phải đảm bảo tất cả người dùng đều đăng ký dưới tên thật và các học thuyết, quy tắc tôn giáo phải có lợi cho “hòa hợp xã hội, tiến bộ của thời đại và nền văn minh lành mạnh”.
Các tổ chức và cá nhân không có giấy phép sẽ bị cấm giảng dạy hoặc thuyết giảng trực tuyến. Thậm chí, họ sẽ bị cấm chuyển tiếp hoặc liên kết với nội dung đó.
Theo một nguồn tin của tín đồ Kitô hữu trên trang mạng xã hội lớn của Trung Quốc, các quy tắc trong dự thảo luật quy định các đài phát thanh truyền hình trực tuyến không có giấy phép tôn giáo mới thì nhân viên không được xuất bản thông tin tôn giáo trên các nền tảng truyền thông đó.
Nếu các quy tắc dự thảo được thông qua, các địa điểm tôn giáo hiện tại sẽ có 6 tháng để có hiệu lực.
Vân Tuyền (Nguồn: Christianity Today-CT)