Quá trình hình thành và phát triển của Phòng Tôn giáo tỉnh Lai Châu
Ngày đăng: 04/12/2013Lai Châu là tỉnh biên giới phía Tây Bắc của Tổ quốc, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 450 km về phía Đông Nam, có tọa độ địa lý từ 21o51’ đến 22o49’ vĩ độ Bắc và 102o19’ đến 103o59’ kinh độ Đông; phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, phía Tây giáp tỉnh Điện Biên, phía Đông và phía Đông Nam tiếp giáp với hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái, phía Nam tiếp giáp với tỉnh Sơn La,với dân số toàn tỉnh có 403.20 nghìn người với hơn 20 dân tộc cùng sinh sống.
Năm 2005, thực hiện Nghị định số 22/2004/NĐ-CP ngày 12/1/2004 của Chính phủ về việc kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác tôn giáo thuộc UBND các cấp và Thông tư số 25/2004/TT-BNV ngày 19/4/2004 của Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cơ quan chuyên môn giúp UBND quản lý Nhà nước về công tác tôn giáo ở địa phương, tỉnh Lai Châu thành lập phòng Chính sách Dân tộc và tôn giáo thuộc Ban Dân tộc tỉnh, có 04 cán bộ chuyên trách làm công tác tôn giáo do 01 Phó Trưởng ban Ban Dân tộc tỉnh phụ trách chỉ đạo.
Năm 2008, thực hiện Nghị định số 13, 14 của Chính phủ quy định tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về tôn giáo từ cấp tỉnh đến cơ sở, đa số các tỉnh thành trong cả nước đã thành lập Ban Tôn giáo, tuy nhiên do điều kiện kinh tế xã hội, tình hình thực tế tại địa bàn thì Lai Châu chưa có Ban Tôn giáo, mà chỉ thành lập Phòng chuyên môn làm công tác tôn giáo là Phòng Tôn giáo, thuộc Sở Nội vụ, tỉnh Lai Châu, do 01 Phó giám đốc Sở Nội vụ phụ trách, chỉ đạo.
Phòng Tôn giáo - Sở Nội vụ, tỉnh Lai Châu hiện nay có 05 cán bộ, công chức bao gồm 01 trưởng phòng, 01 phó phòng và 03 chuyên viên. Nhìn chung, tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo tỉnh Lai Châu đang từng bước được sắp xếp kiện toàn, tham gia bồi dưỡng, tập huấn về công tác tôn giáo, chất lượng và hiệu quả trong công tác tham mưu ngày càng được nâng cao, đã phần nào đáp ứng được một phần yêu cầu về công tác tôn giáo trong tình hình hiện nay, góp phần vào sự nghiệp làm công tác tôn giáo, phát huy tích cực những đổi mới về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước mà ngành quản lý nhà nước về tôn giáo đóng vai trò tham mưu tích cực trong công tác QLNN về tôn giáo. Công tác tôn giáo của tỉnh Lai Châu cũng đã có những bước phát triển và trưởng thành rõ rệt, cụ thể là: Bộ máy làm công tác quản lý nhà nước về công tác tôn giáo trên địa bàn tỉnh đã từng bước được kiện toàn, củng cố, đi vào ổn định, hoàn thiện về chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, dưới sự lãnh đạo thống nhất của cấp uỷ Đảng, góp phần tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác tôn giáo trong tình hình mới; thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo, góp phần giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh; góp phần thực hiện tốt chức năng tham mưu cho Đảng, Nhà nước hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về tôn giáo và công tác tôn giáo, đồng thời cùng các cấp chính quyền làm tốt công tác tuyên truyền các văn bản của Nhà nước về tôn giáo tới các chức sắc, chức việc và các tín đồ tôn giáo, nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về tôn giáo ở các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc, mà đặc biệt là các tỉnh vùng sâu vùng xa như Lai Châu là một nhiệm vụ rất quan trọng.
Từ khi thành lập cho đến ngày nay, cơ quan QLNN về tôn giáo luôn có sự đổi mới trong công tác quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn tỉnh, các cấp có thẩm quyền luôn quan tâm, bảo vệ quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của người dân: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào; Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật; Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; Không ai được xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật…”(trích Hiến pháp năm 2013). Điều này không chỉ thấy rõ trong Hiến pháp, pháp luật, các chính sách của Đảng và Nhà nước ta mà còn được thể hiện sinh động trong cuộc sống thực tiễn. Có thể nói, từ khi thành lập cơ quan QLNN về tôn giáo tới nay, chất lượng quản lý nhà nước về tôn giáo từng bước được nâng cao, tạo điều kiện cho các hoạt động của các tôn giáo theo hướng cởi mở hơn, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ngày càng được đảm bảo.
Với chức năng là cơ quan tham mưu về công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, Phòng Tôn giáo - Sở Nội vụ đã tích cực chủ động tham mưu cho các cấp, các ngành ban hành các văn bản chỉ đạo để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước trên địa bàn; thường xuyên phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, các địa phương nắm bắt, cập nhật các thông tin về hoạt động tôn giáo diễn ra trên địa bàn tỉnh để kịp thời xử lý hoặc tham mưu cho UBND tỉnh giải quyết; phối hợp trong công tác tuyên truyền, vận động chức sắc, tín đồ thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo; thường xuyên tổ chức kiểm tra, nắm bắt tình hình tôn giáo tại các huyện, thành phố, các xã, bản có đồng bào theo đạo; đồng thời ban hành nhiều văn bản hướng dẫn phòng Nội vụ các huyện, UBND các xã trong địa bàn tỉnh tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương giải quyết tốt các vấn đề liên quan đến tôn giáo tại địa phương, giải quyết các nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của các tổ chức, cá nhân tôn giáo thuộc thẩm quyền cấp huyện, đấu tranh với các hoạt động tôn giáo trái pháp luật. Qua đó tạo được niềm tin trong chức sắc và đồng bào các tôn giáo đối với chính sách của Đảng, Nhà nước ta.
Nhìn chung, tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo tỉnh Lai Châu từng bước được sắp xếp, kiện toàn, được bồi dưỡng, tập huấn về công tác tôn giáo, chất lượng và hiệu quả trong công tác tham mưu ngày càng được nâng cao, đã phần nào đáp ứng được một phần yêu cầu về công tác tôn giáo trong tình hình hiện nay. Được cấp uỷ, chính quyền các cấp quan tâm, chú trọng đến công tác tham mưu của cơ quan làm công tác QLNN về tôn giáo; luôn tích cực và chủ động thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, tổ chức bộ máy và cán bộ làm công tác tôn giáo hiện nay chưa tương xứng với biến động và tình hình tôn giáo, cũng như yêu cầu nhiệm vụ về công tác tôn giáo theo tinh thần nghị quyết số 25 và Nghị định số 22/2004/NĐ-CP ngày 12/01/2004 của Chính phủ về việc kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác tôn giáo thuộc UBND các cấp và Thông tư số 25/2004/TT-BNV ngày 19/04/2004, Thông tư số 04/2010/TT-BNV ngày 25/5/2010 của Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cơ quan chuyên môn giúp UBND quản lý Nhà nước về công tác tôn giáo ở địa phương.
Phòng Tôn giáo - Sở Nội vụ, tỉnh Lai Châu