MENU
TIN BÀI ĐỌC NHIỀU
Đến Nagasaki, đắm mình trong lễ hội mùa thu đậm chất Nhật Bản
Ngày đăng: 05/09/2019Khi đến với Nagasaki,thành phố phải chịu thảm họa bom nguyên tử trong chiến tranhthế giớithứ hai, du khách không chỉ thăm đài tưởng niệm hòa bình mà còn tham dự những lễ hội đậm chất Nhật Bản.
Quay ngược lịch sử về thời Edo, thời điểm Nhật Bản thi hành chính sách bế quan tỏa cảng với các quốc gia bên ngoài, Nagasaki là thành phố duy nhất của đất nước mặt trời mọc được quyền giao thương với Trung Quốc và Hà Lan.
Chính vì sự giao thoa văn hóa giữa phương Tây và phương Đông, thành phố cảng biển là nơi sinh ra các lễ hội văn hóa mang bầu không khí hài hòa giữa phương Tây và nét văn hóa truyền thống. Nagasaki Kunchi là một lễ hội mang những điểm nhấn đặc sắc về sự hài hòa giữ hai văn hóa đó.
Nguồn gốc lễ hội Nagasaki Kunchi
Khởi nguồn của lễ hội “Nagasaki Kunchi” bắt nguồn từ điệu múa của 2 vũ nữ để dâng lên các vị thần ở đền Suwa. Ngoài ra các lễ hội vào mùa thu được tổ chức trong ngày 9 sẽ được gọi là O-Kunichi và mùa thu cũng là mùa mà người nông dân dâng lên các sản vật ngon nhất của mình cho thần linh để tỏ lòng biết ơn. Vật phẩm dâng cho thần linh thì được gọi là “Kunichi” đồng âm với cách gọi ngày 9. Từ “Kunichi” trong lễ hội Nagasaki Kunchi được cho là bắt nguồn từ đó
Lễ hội Nagasaki Kunchi
Lễ hội được tổ chức từ ngày 7 tới ngày 9 của tháng 10 hằng năm. Hoạt động đặc sắc nhất của lễ hội là các điệu múa được giao cho các khu phố đảm nhận, đặc biệt để xem lại cùng một điệu múa, du khách phải chờ đến 7 năm sau vì các điệu múa được thay đổi theo từng năm. Hoạt động múa bắt nguồn từ việc dâng điệu múa lên thần linh tại đền thờ Suwa của 2 vũ nữ.
Các điệu múa trong lễ hội Nagasaki Kunchi
Ngoài ra khi đến với lễ hội, du khách sẽ chứng kiến hoạt động diễu hành rước kiệu thần đến đền Otabi Sou hay còn gọi là Okudari (rước thần xuống núi).
Đặc biệt, với những du khách Việt Nam, điệu múa Go-shuinsen là điệu múa không thể bỏ qua khi đến với lễ hội Nagasaki Kunchi. Điệu múa tái hiện lại cảnh thương nhân kiệt xuất Sotaro Araki đưa công chúa Ngọc Hoa, vốn là con gái của chúa Nguyễn Phúc Nguyên về quê hương. Mối lương duyên này được người Nhật rất trân trọng và công chúa cũng được người Nhật với cái tên trìu mến là Anio-san.
Nguồn: thanhnien.vn