Quá trình hình thành và phát triển của Ban Tôn giáo tỉnh Đắk Lắk
Ngày đăng: 20/07/2017

1. Quá trình hình thành

1.1. Sự hình thành

Ngày 20/3/1986, UBND tỉnh ra Quyết định số 331/QĐ-UB “Về việc thành lập Ban Tôn giáo của UBND tỉnh” và cử ông Y Lia Mjiao (Ama Pui), Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiêm Trưởng ban. Nhưng vào thời điểm đó, vấn đề tổ chức bộ máy của Ban Tôn giáo chưa rõ ràng, nên sau khi có quyết định thành lập, Ban tôn giáo vẫn chưa định hình. Đến ngày 26/9/1989, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ra Quyết định số 113-QĐ/TU “Về việc thành lập Ban Tôn giáo tỉnh”; lúc này Ban Tôn giáo mới chính thức thành lập, trụ sở làm việc tại UBND tỉnh, ông Chủ tịch UBND tỉnh kiêm nhiệm Trưởng ban, đồng chí Trần Cảm, Phó Trưởng Ban Dân vận tỉnh ủy - Phó Trưởng ban chuyên trách và 02 chuyên viên; sau khi tách khỏi UBND tỉnh ông Trần Cảm được bổ nhiệm Trưởng ban; ông Võ Tấn Tài (Phó Trưởng ban).

1.2. Lãnh đạo Ban qua các thời kỳ

- Từ năm 1995 - 2004 ông Võ Tấn Tài, Trưởng ban; bà Võ Thị Liên, Phó Trưởng ban.

 - Từ năm 2004 - 2010 bà Võ Thị Liên, Trưởng ban; ông Ngô Lực và  ông Trần Văn Sơn, Phó Trưởng ban.

- Năm 2008, Ban Tôn giáo tỉnh được sáp nhập vào Sở Nội vụ, bà Võ Thị Liên Phó Giám đốc Sở được phân công kiêm Trưởng Ban Tôn giáo.

- Từ năm 2011 đến nay ông Nguyễn Tấn Chức, Phó Giám đốc Sở được phân công kiêm Trưởng Ban Tôn giáo và ông Nghiêm Văn Chuẩn, Phó Trưởng ban.

Trải qua chặng đường hơn 30 năm, Ban Tôn giáo tỉnh, Ban Tôn giáo tỉnh đã có những đóng góp quan trọng trong việc giúp cấp ủy, chính quyền thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước; góp phần xây dựng khối đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo; từng bước đưa hoạt động của các tổ chức tôn giáo đi vào khuôn khổ pháp luật.

2. Tổ chức bộ máy và công tác QLNN qua các giai đoạn

2.1. Từ năm 1986 đến năm 1995

* Về tổ chức, bộ máy: Bộ máy của Ban tôn giáo tỉnh bắt đầu hình thành và từng bước được tăng cường, củng cố. Đến năm 1994 đã có Trưởng ban và Phó trưởng ban chuyên trách, có con dấu riêng; số cán bộ, chuyên viên được tăng cường thêm, tuy nhiên về hành chính vẫn còn sinh hoạt chung với VP. UBND tỉnh, chưa có tài khoản và kinh phí độc lập.

* Về công tác chuyên môn: Mặc dù bộ máy còn đơn giản, gọn nhẹ, nhưng trong thời kỳ này, Ban Tôn giáo đã đi sâu, nghiên cứu, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền thực hiện tốt chính sách tôn giáo. Bước đầu đã xác lập mối quan hệ giữa các tổ chức giáo hội với chính quyền địa phương; từng bước đưa sinh hoạt của Công giáo và Phật giáo đi vào nền nếp bình thường, ổn định. Về mặt QLNN, Ban đã có những nghiên cứu, đề xuất quan trọng với Tỉnh ủy, UBND tỉnh có tác dụng hiệu quả lâu dài như: Đối với Phật giáo, chỉ đạo tổ chức thành công Đại hội Phật giáo lần thứ nhất (thống nhất các hệ phái để lập ra Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Đắk Lắk). Đối với Công giáo, đã tham mưu đề nghị với Chính phủ giao hạt Phước Long về lại Giáo phận Ban Mê Thuột, vận động thành lập Ủy ban Đoàn kết Công giáo tỉnh. Đề xuất với tỉnh cho tổ chức kỷ niệm ngân khánh Giáo phận; cho phép tổ chức đám tang Giám mục Nguyễn Huy Mai trang trọng có tác động rất lớn đến tâm tư, tình cảm của hàng vạn tín đồ Công giáo và hàng ngũ Linh mục, tu sỹ. Bên cạnh đó Ban đã tham mưu từng bước giải quyết cho tu sửa những nơi thờ tự cũ, hư hỏng do chiến tranh, thiên tai. Đồng ý Linh mục đến làm lễ ở một số địa bàn kinh tế mới chưa có nhà thờ, nhà nguyện đáp ứng nhu cầu tinh thần cho hàng ngàn giáo dân từ miền Bắc đi xây dựng vùng kinh tế mới.

 2.2. Từ năm 1995 đến năm 2008

* Về tổ chức, bộ máy: Xuất phát từ yêu cầu công tác tôn giáo trong tình hình mới, ngày 10/11/1995 UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1481/QĐ-UB Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và quan hệ công tác của Ban Tôn giáo tỉnh. Xác định Ban Tôn giáo là cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh, có chức năng tham mưu cho Tỉnh ủy và UBND tỉnh về lĩnh vực công tác tôn giáo. Về mặt pháp lý, Ban Tôn giáo tỉnh là cơ quan ngang sở, có con dấu riêng, trụ sở riêng, tài khoản riêng, được đảm bảo kinh phí và phương tiện hoạt động độc lập. Đến trước khi tách tỉnh, Ban tôn giáo có 09 cán bộ, nhân viên (lãnh đạo có 01 Trưởng ban và 01 Phó trưởng ban) hoạt động hiệu quả.

* Về công tác chuyên môn: Ban Tôn giáo tỉnh đã có những nỗ lực lớn trong việc nghiên cứu, tham mưu và tổ chức thực hiện các chủ trương, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền trong việc thực hiện chính sách tôn giáo và trên thực tế đã đạt được những kết quả nhất định. Về phương diện QLNN đối với các hoạt động tôn giáo, Ban đã tích cực nghiên cứu tham mưu, đề xuất, giải quyết các nhu cầu tôn giáo hợp pháp đảm bảo cho các tôn giáo hoạt động bình thường. Thông qua đó tăng cường công tác quản lý tổ chức giáo hội và giáo sỹ. Giải quyết có hiệu quả việc đào tạo, phong chức, bổ nhiệm chức sắc, cơ sở thờ tự.

* Về triển khai công tác đối với đạo Tin Lành: Từ trước đến nay đây là một vấn đề phức tạp và khó khăn cả trên phương diện thực hiện chính sách tôn giáo, chính sách dân tộc và an ninh chính trị. Gần 30 năm sau ngày miền Nam giải phóng số lượng tín đồ đã tăng hơn 10 lần, hoạt động phức tạp. Quán triệt chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, sau khi Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam) tổ chức Đại hội đồng và được Chính phủ công nhận tư cách pháp nhân tôn giáo. Ban đã tham mưu với cấp ủy, chính quyền chấp thuận Tổng Liên hội bổ nhiệm Ban Đại diện Tin Lành tỉnh (03 thành viên). Trên cơ sở Thông báo số 160-TB/TW ngày 15-11-2004 của Ban Bí thư TW Đảng, Chỉ thị 01/2005/CT-TTg ngày 04/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch 04/KH/TGCP-TL ngày 26/04/2005 của Ban Tôn giáo Chính phủ, UBND tỉnh có Kế hoạch số 1757/KH-UB ngày 16/6/2005, Công văn 3092/UBND-VX ngày 17/10/2007 để triển khai. Các cấp chính quyền địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi cho Hội thánh sinh hoạt theo Hiến chương và trong khuôn khổ pháp luật, các nhu cầu lần lược được giải quyết thỏa đáng, như: Đại hội thành lập 31 chi hội và 235 điểm nhóm đăng ký sinh hoạt; giải quyết đất và xây dựng cơ sở thờ tự cho 05 chi hội; cho phép tổ chức 3 khoá Bổ túc Thánh kinh Thần học và lớp Thánh kinh căn bản; cử 11 ứng sinh đã và đang theo học tại Viện Thánh kinh Thần học TP. Hồ Chí Minh; tấn phong 8 Mục sư;...

2.3. Từ năm 2008 đến nay (2017):

* Về tổ chức, bộ máy: Thực hiện việc kiện toàn, củng cố tổ chức, bộ máy theo tinh thần Nghị định 13, 14 của Chính phủ và Thông tư 04/TT-BNV của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định 13, 14 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy cán bộ cấp tỉnh, cấp huyện, đối với Ban Tôn giáo tỉnh: UBND tỉnh đã ban hành Quyết định thành lập Ban Tôn giáo tỉnh trực thuộc Sở Nội vụ, có con dấu và tài khoản riêng; có Qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy cán bộ của Ban Tôn giáo sau khi sáp nhập.

Hiện nay, Ban Tôn giáo có 02 phòng (Tổng hợp - hành chính và Nghiệp vụ), gồm 17 cán bộ công chức và lao động (12 đảng viên); 05 lãnh đạo (Phó Giám đốc Sở kiêm Trưởng Ban Tôn giáo, Phó Trưởng Ban Tôn giáo; Trưởng phòng Tổng hợp - hành chính, Trưởng phòng Nghiệp vụ và Phó Trưởng phòng Nghiệp vụ); 08 chuyên viên, 01 KT trưởng, 01 lái xe và 02 hợp đồng lao động.

* Về tôn giáo: Hiện nay toàn tỉnh có 604.525 tín đồ (Công giáo 217.026; Phật giáo 193.488; Tin Lành 188.169 và Cao Đài 5.842), chiếm 32% dân số của tỉnh; tín đồ là người Dân tộc thiểu số có trên 246.000 (chủ yếu theo đạo Tin Lành và Công giáo); có 312 cơ sở thờ tự, 202 điểm nhóm của đạo Tin Lành; 759 chức sắc và 371 nam nữ tu sỹ đang sinh hoạt tại các cơ sở tôn giáo.

* Về công tác chuyên môn: Trong điều kiện, tình hình tôn giáo vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp, cán bộ, công chức Ban Tôn giáo luôn cố gắng hết tinh thần trách nhiệm khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan (UBMTTQ VN tỉnh, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Công an tỉnh, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên - Môi trường) định kỳ mỗi tháng họp một lần nhằm thống nhất ý kiến trước khi tham mưu cho UBND tỉnh giải quyết nhu cầu của các tổ chức tôn giáo. Duy trì làm việc với tổ chức (Tòa Giám mục, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, Ban Đại diện Tin Lành) và cá nhân chức sắc, trưởng điểm nhóm kịp thời nắm bắt nhu cầu chính đáng và chấn chỉnh sai phạm (nếu có).

3. Công tác đối ngoại tôn giáo

Từ năm 2004 đến nay, Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các sở, ban, ngành đã tiếp và làm việc với 47 đoàn nước ngoài đến Đắk Lắk. Ngoài chương trình làm việc với tỉnh, đoàn còn có chương trình tiếp xúc, gặp gỡ chức sắc, tín đồ các tôn giáo để tìm hiểu về chính sách tôn giáo và tình hình sinh hoạt tôn giáo tại Tây Nguyên nói chung, Đắk Lắk nói riêng.

4. Công tác nghiên cứu khoa học ở địa phương

 Thực hiện đề tài khoa học “Nghiên cứu thực trạng đạo Công giáo và Tin Lành trong cộng đồng DTTS để xây dựng hệ thống giải pháp thực hiện tốt chính sách tôn giáo ở tỉnh Đắk Lắk”, trong 02 năm (2007-2008), nghiệm thu đạt loại khá (bà Võ Thị Liên - nguyên Trưởng ban, chủ nhiệm).

5. Thành tích 

5.1. Danh hiệu thi đua

Năm

Danh hiệu thi đua

Số, ngày, tháng, năm của Quyết định khen thưởng các danh hiệu thi đua; cơ quan ban hành quyết định

2006

 

Cờ thi đua xuất sắc

Quyết định số 240/QĐ-TGCP ngày 28/12/2006 của Ban Tôn giáo Chính phủ

2007

Cờ thi đua xuất sắc

Quyết định số 230/QĐ-TGCP ngày 27/12/2007 của Ban Tôn giáo Chính phủ

2008

Cờ thi đua xuất sắc

Quyết định số 266/QĐ-TGCP ngày 26/12/2008 của Ban Tôn giáo Chính phủ

Tập thể lao động xuất sắc

Quyết định số 89/QĐ-UBND ngày 14/01/2009 của UBND tỉnh

2009

Tập thể lao động xuất sắc

Quyết định số 1448/QĐ-UBND ngày 16/6/2010 của UBND tỉnh

2010

Tập thể lao động xuất sắc

Quyết định số 566/QĐ-UBND ngày 04/3/2011 của UBND tỉnh

2011

Tập thể lao động xuất sắc

Quyết định số 676/QĐ-UBND ngày 26/3/2012 của UBND tỉnh

2012

Tập thể lao động xuất sắc

Quyết định số   /QĐ-UBND tháng 01/2013 của UBND tỉnh

2015

Tập thể lao động xuất sắc

Quyết định số 1185/QĐ-UBND ngày 24/4/2016 của UBND tỉnh

2016

Tập thể lao động xuất sắc

Quyết định số 1020/QĐ-UBND ngày 26/4/2017 của UBND tỉnh

5.2. Thành tích

Năm

Hình thức khen thưởng

Số, ngày, tháng, năm của Quyết định khen thưởng; cơ quan ban hành quyết định; thành tích khen thưởng

2004

 

Bằng khen

Quyết định số 753-QĐ/UBND ngày 03/6/2004 của UBND tỉnh vì có thành tích đột xuất, xuất sắc trong việc thực hiện nhiệm vụ an ninh quốc phòng từ ngày 20/4-04/6/2004

Bằng khen

Quyết định số 1136-QĐ/UBND ngày 28/6/2005 của UBND tỉnh vì có thành tích xuất sắc trong giao ước thi đua Cụm, Khối năm 2004

2005

Bằng khen

Quyết định số 09/QĐ-TGCP ngày 03/01/2006 của Ban Tôn giáo Chính phủ ví đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2005

Bằng khen

Quyết định số 1345/QĐ-UBND ngày 10/7/2006 của UBND tỉnh vì có thành tích xuất sắc trong giao ước thi đua Cụm, Khối năm 2005

2006

Bằng khen

Quyết định số 1575/QĐ-UBND ngày 12/7/2007 của UBND tỉnh vì có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua năm 2006

2007

Bằng khen

Quyết định số /QĐ-UBND tháng 12/2007 của UBND tỉnh vì có nhiều thành tích trong công tác kết nghĩa từ 2004-2007

2008

Bằng khen

Quyết định số 2193/QĐ-UBND ngày 25/8/2008 của UBND tỉnh vì có thành tích xuất sắc trong công tác bồi dưỡng kiến thức quốc phòng – an ninh cho chức sắc, chức việc các tôn giáo

2009

Bằng khen

Quyết định số 17/QĐ-BNV ngày 08/01/2010 của Bộ Nội vụ vì đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong công tác QLNN về tôn giáo năm 2009

2010

Bằng khen

Quyết định số 840/QĐ-BNV ngày 04/4/2011 của Bộ Nội vụ vì đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong công tác năm 2010

2013

Bằng khen

Quyết định số 1028/QĐ-UBND ngày 28/5/2013 của UBND tỉnh vì đã có thành tích xuất sắc trong việc triển khai thực hiện PLTN tôn giáo từ năm 2004-2013

2014

Bằng khen

Quyết định số 3050/QĐ-UBND ngày 17/12/2014 của UBND tỉnh vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác tham mưu triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ưởng 7, khóa IX về công tác tôn giáo

2015

Bằng khen

Quyết định số 1353/QĐ-UBND ngày 02/6/2015 của UBND tỉnh vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác tham mưu triển khai thực hiện Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg của Thủ tưởng Chính phủ

2015

Bằng khen

Quyết định số 342-QĐ/BCĐTN ngày 06/7/2015 của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác triển khai thực hiện Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg của Thủ tưởng Chính phủ

2015

Bằng khen

Quyết định số 1876/QĐ-TTg ngày 04/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác công tác đối với đạo Tin lành

Một số kết quả công tác nêu trên, có thể khẳng định những cố gắng, nỗ lực lớn của CB, CC, VC Ban Tôn giáo tỉnh trong hơn 30 năm qua. Đạt được những kết quả đó là nhờ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, đồng thời là sự hướng dẫn, giúp đỡ về chuyên môn, nghiệp vụ của Ban Tôn giáo Chính phủ và sự chỉ đạo của cấp ủy, Ban Giám đốc Sở Nội vụ; đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành liên quan (UBMT TQVN tỉnh, Ban Dân vận Tỉnh uỷ, Công an tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố) để Ban Tôn giáo tỉnh phát huy năng lực tham mưu nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở địa phương./.