Nhà vật lý nổi tiếng Stephen Hawking vừa qua đời từng cảnh báo rằng một trong “Tam Độc” của Phật giáo đang đe doạ tất cả chúng ta
Ngày đăng: 19/03/2018
Nhà vật lý học và vũ trụ học nổi tiếng thế giới Stephen Hawking, nguồn cảm hứng và tác giả của rất nhiều tác phẩm, đã qua đời hôm 14/3/2018 ở tuổi 76

Hawking không phải là một Phật tử thuần hành nhưng hồi tháng 2/2015, ông phát đi một cảnh báo toàn thế giới về một trong “Tam Độc” nổi tiếng của Phật giáo.

Như nhật báo Washington Post đã đưa tin, Stephen Hawking đã xác định sự giận dữ của con người là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với nhân loại. Nhật báo đã trích dẫn lời của Stephen Hawking: "Sự thất bại của con người tôi mong muốn sửa chữa nhất là sự giận dữ. Sự giận dữ có thể đã đem lại lợi thế sống còn trong thủa ban sơ để có thêm thức ăn, lãnh thổ hoặc đối tác để sinh sản, nhưng giờ đây nó đe dọa hủy hoại tất cả chúng ta".

Ngược lại, ông cũng đề cập đến sự thấu cảm như là giá trị mà ông “mong muốn khuếch đại nhất… Nó sẽ đưa chúng ta đến gần nhau với tâm thế bình yên và yêu thương”.    

Sự giận dữ đều quá quen thuộc với mỗi chúng ta, nhưng nó có một vị trí đặc biệt rất đáng chú ý trong tư tưởng đạo Phật. Được diễn tả đơn giản như là ‘sân’ hay ‘hận’, sự giận dữ cùng với ‘tham’ (sự tham lam) và ‘si’ (thiếu hiểu biết, ảo tưởng) được xem như là "Tam Độc" trong giáo lý đạo Phật.

Với đạo Phật ba thứ độc tham, sân và si chính là nguyên nhân của mọi khổ đau, phiền não. Với sự giận dữ, Đức Phật đã chỉ ra rằng để sự sân hận trong người cũng như giữ cục than hồng trong mình, với ý định nhằm vào ai đó thì bạn vẫn chính là người bị bỏng trước.

Phật giáo cũng chỉ ra phương cách hữu hiệu để chuyển hóa, loại bỏ sự sân hận. Đưa tuệ giác Phật giáo cuộc sống, đã có nhiều đầu sách, bài viết nhằm giảm bớt sự giận dữ bằng sự kiên nhẫn, tỉnh táo để nhận diện và tháo gỡ các yếu tố tạo thành các cơn giận, cũng như sử dụng lòng từ ái để làm dịu bớt cơn nóng giận./.

An Nam (tổng hợp và dịch)