Hỏi: Công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo, công trình phụ trợ được pháp luật quy định như thế nào?
Ngày đăng: 15/01/2018
Trả lời: Điều 34 Nghị định 92/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo (sau đây gọi là Nghị định 92/2012/NĐ-CP) quy định: - Công trình tín ngưỡng là những công trình như: Đình, đền, am, miếu, từ đường, nhà thờ họ và những công trình tương tự khác. - Công trình tôn giáo là những công trình như: Trụ sở của tổ chức tôn giáo, chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh đường, thánh thất, niệm phật đường, trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo, tượng đài, bia, tháp và những công trình tương tự của các tổ chức tôn giáo. -Công trình phụ trợ là những công trình không sử dụng cho việc thờ tự của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo, như: Nhà ở, nhà khách, nhà ăn, nhà bếp, tường rào khuôn viên cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo và các công trình tương tự khác. Hỏi: Tượng đài, tranh hoành tráng được pháp luật quy định như thế nào? Trả lời: Điều 2 Thông tư 18/2013/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết thi hành một số điều tại Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02/10/2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật quy định: Tượng đài, tranh hoành tráng bao gồm: tượng đài (bao gồm cả tượng tôn giáo được xây dựng ở ngoài trời nơi công cộng), phù điêu, khối biểu tượng, tranh hoành tráng bằng các chất liệu. Hỏi: Quy định của pháp luật về nhà ở riêng lẻ? Trả lời: Khoản 29 Điều 3 Luật Xây dựng quy định nhà ở riêng lẻlà công trình được xây dựng trong khuôn viên đất ở thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật. Hỏi: Di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh được pháp luật quy định như thế nào? Trả lời: Điều 4 Luật Di sản văn hóa (Văn bản hợp nhất số 10/VBHN-VPQH ngày 23/7/2013 của Văn phòng Quốc hội) quy định: + Di tích lịch sử văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. + Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học. Hỏi: Pháp luật quy định như thế nào về lập dự án đầu tư xây dựng? Trả lời: Điều 52 Luật Xây dựng quy định các trường hợp lập dự án đầu tư xây dựng, trong đó có: - Dự án đầu tư xây dựng chỉ cần lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng trong các trường hợp sau: + Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo; + Công trình xây dựng quy mô nhỏ và công trình khác do Chính phủ quy định. - Khi xây dựng nhà ở riêng lẻ, chủ đầu tư không phải lập dự án hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng. Hỏi: Pháp luật quy định về hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng? Trả lời: Luật Xây dựng quy định hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng trong các trường hợp sau: Điều 95 quy định về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới: - Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới đối với nhà ở riêng lẻ gồm: + Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng; + Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; + Bản vẽ thiết kế xây dựng; + Đốivớicông trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đốivớicông trình liền kề. - Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến gồm: + Đơn đề nghị cấp giấy phépxây dựng; + Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; + Bản sao quyết định phê duyệt dự án, quyết định đầu tư; + Bản vẽ thiết kế xây dựng; + Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế xây dựng, kèm theo bản sao chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế. - Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với xây dựng công trình theo tuyến gồm: + Các tài liệu quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 2 Điều này; + Văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về sự phù hợp với vị trí và phương án tuyến; + Quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai. - Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với xây dựng công trình tôn giáo gồm: + Các tài liệu quy định tại khoản 2 Điều này; + Văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo. - Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình tượng đài, tranh hoành tráng gồm: + Các tài liệu quy định tại khoản 2 Điều này; + Bản sao giấy phép hoặc văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về vănhóa. - Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình quảng cáo gồm: + Các tài liệu quy định tại khoản 2 Điều này; trường hợp thuê đất hoặc công trình để thực hiện quảng cáo thì phải có bản saohợp đồngthuê đất hoặc hợp đồng thuê công trình; + Bản sao giấy phép hoặc văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về quảng cáo. - Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình của cơ quan ngoại giao và tổ chức quốc tế theo quy định của Chính phủ. Điều 96 quy định về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đốivớitrường hợp sửa chữa, cải tạo công trình: - Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình. - Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình, nhà ở theo quy định của pháp luật. - Bản vẽ, ảnh chụp hiện trạng của bộ phận, hạng mục công trình, nhà ở riêng lẻ đề nghị được cải tạo. - Đối với công trình di tích lịch sử - vănhóavà danh lam, thắng cảnh đã được xếp hạng, công trình hạ tầng kỹ thuật thì phải có văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa. Điều 97 quy định về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối vớitrường hợpdi dời công trình: - Đơn đề nghị cấp giấy phép di dời công trình. - Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất nơi công trình sẽ di dời đến và giấy tờ hợp phápvề sở hữu công trình theo quy định của pháp luật. - Bản vẽ hoàn công công trình (nếu có) hoặc bản vẽ thiết kế mô tả thực trạng công trình được di dời, gồm mặt bằng, mặt cắt móng và bản vẽ kết cấu chịu lực chính; bản vẽ tổng mặt bằng địa điểm công trình sẽ được di dời tới; bản vẽ mặt bằng, mặt cắt móng tại địa điểm công trình sẽ di dời đến. - Báo cáo kết quả khảo sát đánh giá chất lượng hiện trạng của công trình do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện. - Phương án di dời do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện gồm: + Phần thuyết minh về hiện trạng công trình và khu vực công trình sẽ được di dời đến; giải pháp di dời, phương án bố trí sử dụng phương tiện, thiết bị, nhân lực; giải pháp bảo đảm an toàn cho công trình, người, máy móc, thiết bị và công trình lân cận; bảo đảm vệ sinh môi trường; tiến độ di dời; tổ chức, cá nhân thực hiện di dời công trình; + Phần bản vẽ biện pháp thi công di dời công trình. Hỏi: Công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo khi sửa chữa, cải tạo không phải xin phép? Trả lời: Điều 35 Nghị định 92/2012/NĐ-CP quy định như sau: Khi sửa chữa, cải tạo, nâng cấp công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo không phải là di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếp hạng mà không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực, an toàn của công trình và khu vực xung quanh thì không phải xin cấp giấp phép xây dựng. Hỏi: Người phụ trách cơ sở tín ngương, cơ sở tôn giáo phải xin phép xây dựng trong trường hợp nào? Trả lời: Khoản 4, Điều 34 Nghị định 92/2012/NĐ-CP quy định về việc cải tạo, nâng cấp,xây dựngmới công trình tín ngưỡng,công trình tôn giáo,công trình phụ trợ thuộc cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo phải xin cấp giấy phép xây dựng như sau: Việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình theo quy định tạikhoản 1, 2 và 3 Điều này và những công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo là di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếphạng thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật có liên quan. Hỏi: Pháp luật quy định như thế nào về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với xây dựng công trình tôn giáo? Trả lời: Khoản 2, khoản 4 Điều 95 Luật Xây dựng quy định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với xây dựng công trình tôn giáo như sau: - Đơn đề nghị cấp giấy phépxây dựng; - Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; - Bản sao quyết định phê duyệt dự án, quyết định đầu tư; - Bản vẽ thiết kế xây dựng; - Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế xây dựng, kèm theo bản sao chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế. - Văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo. Hỏi: Pháp luật quy định như thế nào về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình tín ngưỡng? Trả lời: Khoản 2, Điều 41 Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng quy định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình tín ngưỡng gồm: - Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu quy định của Bộ Xây dựng; - Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; - Bản vẽ thiết kế xây dựng đã được thẩm định theo quy định; - Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế xây dựng, kèm theo bản sao chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế.