Hội thảo bốn trăm năm hình thành và phát triển chữ Quốc ngữ
Ngày đăng: 30/10/2019
Theo Giáo hội Công giáo Việt nam, từ ngày 25 – 26/10, tại Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo phận thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban Văn hóa trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam tổ chức Hội thảo văn hoá với chủ đề “Bốn trăm năm chữ Quốc ngữ”.

Tham dự Hội thảo có Giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam; Giám mục Giuse Đặng Đức Ngân, Chủ tịch Ủy ban Văn hóa; Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Khảm; Giám mục Anphongsô Nguyễn Hữu Long; Giám mục Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn; Giám mục Đaminh Nguyễn Văn Mạnh và một số Linh mục, nam, nữ tu sĩ; ông Đặng Ngọc Lệ, Viện trưởng viện Ngôn Ngữ học; PGS.TS Phạm Quang Hưng. 

Hội thảo đã nhìn lại quá trình hình thành và phát triển chữ Quốc ngữ với chiều dài xuyên suốt bốn trăm năm, từ khi người Việt dùng chữ viết hoàn toàn vay mượn, hoặc được cải tiến với các tên gọi chữ Hán Việt, chữ Nôm, đến khi xuất hiện chữ quốc ngữ tại Việt Nam vào khoảng thế kỷ XV, dựa trên các mẫu tự và văn phạm của ngôn ngữ Latinh.

Được biết, Hội thảo có các chuyên đề: Ảnh hưởng của văn chương Công giáo trên việc truyền bá đức tin ở Việt Nam thế kỷ XVII – XVIII; Nhà biên soạn thực sự của Mannuductio Ad Linguam Tunkinensem (Văn phạm Việt ngữ thế kỷ XVII đến XVIII); Văn học Tôn giáo từ năm 1620 đến nay; Văn học chữ Quốc ngữ thế kỷ XIX – Thánh Philipphê Phan Văn Minh (1815 – 1853), cánh én báo mùa Xuân./.

 

Clth