MENU
TIN BÀI ĐỌC NHIỀU
Cách giữ rừng của người Lự
Ngày đăng: 27/08/2021
Sinh sống lâu đời ở tỉnh lai Châu, dân tộc Lự có cuộc sống gần gũi, gắn bó mật thiết với thiên nhiên. Đồng bào quan niệm, núi rừng là linh hồn vạn vật, bởi vậy đồng bào làm Lễ Căm Mường để mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, người dân bản ấm no, hạnh phúc.
Trong số 20 dân tộc anh em sinh sống tại tỉnh Lai Châu, dân tộc Lự tập trung ở huyện Sìn Hồ và Tam Đường có nền văn hóa đa dạng, phong phú, in đậm bản sắc dân tộc. Đồng bào Lự có dân số chiếm 5,3 % dân số ở tỉnh, từ xa xưa, họ đã biết canh tác lúa nước rất sớm, nên có đời sống vật chất tương đối ổn định. Dân tộc Lự có nền văn hoá lâu đời, đa dạng và phong phú, đến nay vẫn gìn giữ được nhiều phong tục, tập quán lâu đời. Trong đó Lễ Căm Mường là một hoạt động dân gian tiêu biểu.
Lễ cúng rừng của người Lự thường được tổ chức một năm 2 lần: Lần thứ nhất vào ngày 3/3 khi lúa sắp trổ đòng; lần thứ 2 là ngày 6/6 khi mùa gặt xong. Lễ hội là hoạt động có sự tham gia của cả làng bản. Theo ông Tao Văn Coong (dân tộc Lự), để làm lễ, người dân bản góp gà, góp rượu, còn lợn thì góp tiền mua chung, lễ được tổ chức với mong muốn dân bản có ăn, có ở, làm nương làm rẫy chắc hạt, thu hoạch được nhiều, trâu bò không ốm yếu, làm ăn phát đạt.
Người được dân bản tín nhiệm chọn làm chủ lễ phải là người cao tuổi, có uy tín với làng bản. Để tham gia làm lễ cúng rừng, mỗi gia đình cử 1 thành viên là nam giới. Những gia đình có tang hoặc người đàn ông có vợ đang mang thai, ở cữ không được tham gia. Trước hôm diễn ra lễ cúng rừng, chủ Lễ và thanh niên trong bản đến khu rừng dọn dẹp lá, cành cây để chuẩn bị cho buổi lễ diễn ra vào ngày hôm sau.
Theo dangcongsan.vn

Trong buổi Lễ người Lự không sử dụng khèn, sáo, trống hay bất kỳ một loại nhạc cụ nào trong phần lễ vì theo quan niệm của họ, những âm thanh ấy sẽ ảnh hưởng đến sự linh thiêng.

Chủ lễ Tao Văn Ón xã Nậm Tăm, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu Chuẩn tham dự chuẩn bị làm lễ Căm Mường. Chủ lễ phải là người cao tuổi, uy tín với dòng họ, bản làng có vai trò dẫn dắt điều hành buổi Lễ. Với người thụ Lễ trước khi tham dự Lễ phải kiêng không được đi rừng, chỉ ở nhà ăn uống, hát hò.

Các vật phẩm mang ý nghĩa sinh sôi nẩy nở trong Lễ Căm Mường.

Thủ tục Lễ chia làm bốn phần là: lễ thỉnh Thần, lễ khẩn cầu, lễ Căm Mường và nghi lễ kết thúc.

Chủ Lễ đọc lời tuyên bố lý do buổi lễ. Trong lời thầy cả đề cập tới lịch sử của người Lự, lịch sử bản mường, lý do của việc làm lễ và những người sẽ được “thụ lễ”.

Nghi thức té nước gột rửa những điều không may mắn.

Đây cũng là dịp các cô gái Lự chọn cho mình những bộ trang phục truyền thống đẹp nhất.

Sau phầ n Lễ là phần Hội sôi động.

Các chàng trai thổi sáo để các cô gái dân tộc Lự hát những bài ca truyền thống của dân tộc mình.

Trai gái, người lớn hay trẻ nhỏ trổ tài thông qua chơi các trò chơi dân gian truyền thống như: đẩy gậy, kéo co, đánh cầu lông gà

Bên cạnh những nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người Lự như: kiến trúc nhà sàn, nghề dệt, tục nhuộm răng đen… Lễ Căm Mường không chỉ mang ý nghĩa tín ngưỡng, gắn với giữ rừng cấm, rừng thiêng mà còn là sinh hoạt cộng đồng gắn kết dân tộc, góp phần gìn giữ bản sắc dân tộc Lự trong bức tranh văn hoá của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.
VIDEO






HÌNH ẢNH





