97.000 tượng Phật được khắc vào đá ở Long Môn thạch động
Ngày đăng: 04/07/2019
Hệ thống hang đá Long Môn, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc có 1.352 hang động, 785 hốc, 3.680 bia đá, 40 ngôi chùa, cùng hơn 97.000 tượng Phật, Bồ tát và La hán đủ kích cỡ khắc trực tiếp vào vách núi.

Đây là một hệ thống hang động nhân tạo mang chủ đề về Phật giáo, được chạm khắc rải rác dọc theo hai núi Hương Sơn và Long Môn Sơn ở hai bên bờ sông Y Hà

Việc xây dựng các hang đá này bắt đầu vào năm 493 và kéo dài trong suốt nhiều thế kỷ sau đó

Theo thống kê, 30% hang có niên đại từ thời Bắc Ngụy (386–535 TCN), 60% từ thời nhà Đường( 618–907), 10% còn lại thuộc các triều đại khác

Các Phật tử đã chọn việc tạo tác những đền thờ chạm khắc trên đá để dâng lên Đức Phật. Việc xây dựng được tiếp tục trong suốt 6 triều đại sau đó, bao gồm cả nhà Đường và nhà Tống, trong khoảng thời gian hơn 400 năm

Trải dài 1 km dọc hai bờ sông Y Hà, những hang động này được coi là biểu tượng của nghệ thuật Phật giáo Trung Hoa

Long Môn thạch động trải qua nhiều lần bị tàn phá, bắt đầu bằng phong trào chống Phật giáo hồi thế kỷ thứ 9. Tiếp đó là sự xâm hại của phương tây ở thế kỷ 19 – 20 khiến nhiều bức tượng bị mang đi. Công trình nổi tiếng nhất ở nơi đây là tượng Đại Phật Lư Xá Na cao 17,14m ở hang trung tâm

Năm 2000, Long Môn thạch động được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới

 

Nguồn: phatgiao.org.vn