Tin tức
Tôn giáo
Tín ngưỡng
Người Tày ở tỉnh Tuyên Quang và tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên
Tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên là loại hình tín ngưỡng tồn tại từ lâu đời, phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội của các dân tộc. Người xưa đã quan niệm “chim có tổ, người có tông”, nên ý thức về việc thờ cúng Tổ tiên luôn được coi trọng và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, trở thành đạo lý và nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc. Người Tày luôn nhận thức “vạn vật hưu linh”, mọi vật đều có linh hồn, vì thế họ có quan niệm xác và linh hồn vừa gắn chặt với nhau vừa tách rời nhau. Con người khi chết đi sẽ chuyển sang “sống” ở một thế giới khác gọi là “cõi âm”. Người trên dương gian sẽ thực hiện nghi lễ thờ cúng nhằm xác lập mối liên hệ giữa người sống với người chết, giữa thế giới hiện tại với “cõi âm”. Người trên dương gian sẽ thực hiện nghi lễ thờ cúng nhằm xác lập mối liên hệ giữa giữa người sống với người chết, giữa thế giới hiện tại với “cõi âm”. Tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên của người Tày được thể hiện rõ trong các nghi lễ cúng Tổ tiên trong gia đình, dòng tộc, cộng đồng. Xu thế hội nhập, toàn cầu hóa trên mọi lĩnh vực hiện nay đã tác động sâu sắc đến đời sống tinh thần của các dân tộc, trong đó có người Tày ở tỉnh Tuyên Quang.
Hoạt động xã hội
Chung tay xây dựng những mô hình ấm tình đoàn kết lương - giáo ở tỉnh Ninh Bình
Ninh Bình là vùng đất cố đô, nơi phát tích của 3 triều đại: Đinh, Tiền Lê và khởi đầu triều Lý với hơn 1.800 di tích lịch sử văn hóa và nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng, như Cố đô Hoa Lư, chùa Bái Đính, nhà thờ đá Phát Diệm... Cùng với tín ngưỡng địa phương, đây còn là nơi các tôn giáo sớm thâm nhập và phát triển mạnh mẽ. Hiện nay, địa bàn tỉnh có 2 tôn giáo lớn là Công giáo và Phật giáo, với 694 cơ sở thờ tự, 934 chức sắc, chức việc, nhà tu hành, 234.204 tín đồ, chiếm 23,65% dân số toàn tỉnh và tập trung chủ yếu ở hai huyện Nho Quan và Kim Sơn (chiếm 54,1% số người theo tôn giáo toàn tỉnh).
Cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng
|