Cúng sức khỏe - nghi lễ vòng đời của người Ê Đê
Ngày đăng: 27/06/2018Người Tây Nguyên thực hiện nghi lễ Cúng sức khỏe để tỏ lòng thành kính tới các đấng thần linh và mong muốn, các thần linh che chở phù hộ cho con, cháu, buôn làng.
Chuẩn bị lễ vật dâng cúng
Hàng năm, vào những thời gian rảnh rỗi nông nhàn và của cải trong gia đình đã chuẩn bị đầy đủ, chủ nhà mời anh em bên họ của vợ (Dam adei) để bàn bạc và phân công việc để tổ chức cúng mừng sức khỏe cho con, cháu, anh em họ tộc của mình, lễ cúng mừng sức khỏe này thể hiện lòng yêu quý con cháu, tôn kính những người có công trong họ tộc và kính mong các đấng thần linh, ông bà tổ tiên phù hộ cho con cháu được khỏe mạnh.
Ở lần cúng đầu tiên: Lễ vật dâng cúng là một ché rượu và vòng Kông một con gà trống, lễ này gọi Cut Kông, trao vòng Kông. Vào lễ, chủ nhà (tức vợ trong gia đình – tượng trưng cho thế lực và uy quyền và mẫu hệ dòng tộc) được ông chủ mời ngồi vào chiếc chiếu hoa đã được trải sẵn bên bếp lửa ngay cột nhà chính.
|
Thầy cúng trao vòng sức khỏe cho gia chủ |
|
Già làng mời người được cúng sức khỏe uống rượu cần |
Cúng Yang Êsêi (thần ban sức khỏe)
Ở lần cúng thứ hai lễ vật dâng cúng tiết heo, thịt băm, tim, gan, ba chén cơm, ban chén rượu (trong đó có hai chén rượu nhỏ cho thần linh) tiếng chiêng và trống nổi lên thầy cũng cầm cần hút rượu vào chén đồng, đặt trước mặt chủ nhân: người nhận lễ: “Hỡi thần mẹ đẻ ra, thần cha sinh thành, thần bản mệnh, thần tạo ra muôn loài, thần ngự dưới đất, thần ở trên trời, hãy ban cho con cháu mọi điều tốt lành, để cho con cháu mạnh giỏi như tổ tiên xưa, có một cái bát phải giữ không bị mẻ, có một cái vòng phải trồng cho khỏe, không được ốm đau, để cho con cháu được sống vui vẽ mạnh khỏe, có sức cầm cái chày cái cối, nuôi cháu được khỏe nuôi con được tốt”.
|
Lần lượt từng người trong gia đình uống rượu và ăn thịt mừng sức khỏe cho gia chủ |
Thay mặt thần linh, thầy cúng trao cho anh chiếc khiên và thanh kiếm (sà gạc). thầy cúng cho chàng trai ăn thịt và cầm cần ba ché tiếp theo, lần lượt ông bà, cha mẹ ăn thịt cầm cần rượu nhấp những ngụm rượu cần cùng cầu chúc sức khỏe cho gia chủ.
Dàn chiêng trổ tài diễn tấu, thầy cúng ngửa mặt lên trời, hai bàn tay nắm lại, khấn: Ơ Yàng ở phía Đông, Yàng ở phía Tây, Yàng trên mây, Yàng dưới nước, các Yàng đất, Yàng rừng… Yàng hãy ban cho chúng tôi nơi trú ngụ yên lành. Nay tôi cột ché rượu này mời các Yàng về ăn cơm. Rượu này thần uống. Cơm này thần ăn. Hãy bảo vệ ngôi nhà mới cho chúng tôi vững chắc mạnh khỏe, xua đuổi ma quỷ, hãy cho cuộc sống bình yên, lao động sản xuất lúa bắp tràn đến nóc đầy khắp nhà. Lời tôi ước xin các Yàng hãy nhận. Lời tôi cầu xin các Yàng hãy nghe. Ơ Yàng!”. Thầy cũng mời người phụ nữ chủ gia đình cầm cần ché rượu đầu tiên. Sau đó mới trao cần cho chồng, sang tay nối tiếp cần rượu các ché thứ 1, thứ 2, thứ 3… Từ lúc này trở đi, cần rượu không được buông khỏi tay người.
Cúng Yang Hleang (thần linh phụ hộ)
Với lần cúng thứ ba, Thầy cúng cầu khấn thần nuôi dưỡng, thần hộ mệnh, nếu chàng trai này bị đe dọa mong thần bảo vệ, nếu thần ác làm hại mong thần giúp đở để có sức mạnh, đừng cho thần Briêng nhập vào thân thể, chân tay của con người này, cầu cho người này có sức khỏe mạnh mẽ.
Đây rượu cần đã cúng, con heo đã dâng, chàng trai này đã to thành như con ngựa, nhanh như con hổ, này rượu cần đã mời, thần hãy xuống cùng chúng con...Hỡi thần. Người được cúng cầm cân rượu ba ché rượu tiếp theo và mọi người cùng tiến hành nghi thức uống rượu mừng.
Cúng Yang Kleang Kông (thần trời, thần đất, sông, suối, núi, đồi…)
Sau ba lần dâng cúng, Thầy cúng ngửa mặt trời, hai bàn tay nắm lại khấn: "Ơ Yàng ờ phía đông, Yàng ở phía tây, Yàng dưới nước, các Yàng đất, Yàng rừng... Yàng về ăn cơm. Rượu này thần uống khỏe, xua đuổi ma quỷ, hãy cho cuộc sống bình yên, lao động sản xuất lúa bắp tràn đến nóc đầy khắp nhà. Lời tôi xin ước các Yàng hãy nhận. Lời tôi xin các Yàng hãy nghe. Ơ Yàng!".
Thầy cúng mời phụ nữ chủ gia đình cầm rượu ché thứ 1, thứ 2, thứ 3... lần lượt từng người vừa cần cân chúc phúc cho người khỏe manh vừa ăn thịt.
Phần cuối cùng của buổi lễ, thầy cúng mời các thành viên trong gia đình lên chúc mừng nhân vật chính của buổi lễ. Người Ê Đê theo mẫu hệ nên trước hết là các cô, dì, các chị em trong họ, rồi đến bà con hàng xóm. Hết lượt của phụ nữ thì đàn ông đến chúc mừng. Người đến chúc mừng cầm theo chiếc vòng đồng và món quà nhỏ đi tặng.
Lược theo Langvietonline.vn